Ghép cành là gì?
Ghép cành hay ghép cây (Grafting) là một kỹ thuật làm vườn, theo đó các mô của cây trồng được ráp nối với nhau để tiếp tục phát triển cùng nhau. Phần trên của cây kết hợp được gọi là cành ghép trong khi phần dưới được gọi là cùi ghép.
Kỹ thuật ghép cành
Ghép cành được sử dụng phổ biến nhất trong việc nhân giống vô tính các loại cây được trồng thương mại cho các ngành nghề làm vườn và nông nghiệp. Ghép cây là kỹ thuật kết hợp các phần của hai hoặc nhiều cây khác nhau để chúng phát triển như một cây duy nhất.
Phương pháp này áp dụng cho những cây gốc ghép lớn, người ta dùng những cành có từ 1 – 3 mắt để ghép.
Thời gian ghép là mùa xuân, khi dịch cây bắt đầu lưu thông và mầm non chưa đủ. Ở miền Bắc, ghép từ tháng 3 đến đầu tháng 5 và vụ thu tháng 9 – 10. Ở miền Nam, từ cuối tháng 1 đến tháng 4. Thường tiến hành ghép vào lúc mầm mới nhú hoặc chưa nhú.
Dụng cụ cần chuẩn bị khi ghép cành:
- Dụng cụ cắt: dao ghép cây có lưỡi dao bén.
- Dụng cụ khử trùng: chất khử trùng được sử dụng phổ biến nhất là cồn.
- Chất bịt kín vết ghép: bao gồm các loại đất sét chuyên dụng, sáp, thạch dầu và băng keo.
- Vật liệu buộc và hỗ trợ: hỗ trợ cho vị trí ghép để giữ gốc ghép và cành ghép lại với nhau trước khi các mô nối lại.
- Máy ghép cây: máy ghép cây có thể giúp ghép cây nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt đối với việc ghép cây giống với số lượng lớn.
Kỹ thuật ghép cành:
B1: Xử lý gốc ghép
- Dùng dao cắt bỏ những cành nhỏ hoặc cành già để làm trẻ hoá cây.
- Tại vị trí ghép, sử dụng dao hoặc kéo cắt ngắn phần ngọn của gốc ghép, sau đó chẻ thẳng tại vị trí chính giữa của gốc ghép 1 đường sâu khoảng 3 – 4 cm (nếu ghép một cành).
B2: Tiến hành xử lý cành ghép
- Dùng dao vát nhọn 2 mặt của cành ghép thành hình chữ V sao cho kích thước vết cắt cành ghép bằng với kích thước vết chẻ ở gốc ghép để quá trình liền sinh diễn ra thuận lợi.
B3: Tiến hành ghép cành
- Ghép cành và gốc lại với nhau sao cho vừa khít, cành ghép không bị rơi khi bỏ tay ra.
B4: Cố định cành ghép
- Sau khi ghép cành và gốc lại với nhau, tiến hành cố định cành ghép bằng dây nilon chuyên dụng để bảo vệ cây tránh khỏi sự xâm nhiễm của các tác nhân gây hại có mặt trong môi trường và sự bốc thoát hơi nước của cây.
Lợi ích của ghép cành
- Gốc ghép phát triển tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai thì đồng thời cũng mang lại điều kiện thuận lợi cho cành ghép phát triển.
- Cây ghép vẫn sẽ giữ nguyên được các đặc tính của giống muốn nhân.
- Trong thời gian ngắn có thể nhận được nhiều cây giống có chất lượng cao.
- Tỉ lệ sống cao.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Lưỡi hổ đúng cách
Lưỡi hổ - một trong số những loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc lại mang ý nghĩa phong thủy tốt -
Mẹo hay tự trồng củ dền đơn giản bằng phần ngọn bỏ đi
Đây là một mẹo hay để tái sử dụng ngọn củ dền để mọc mầm xanh. Cùng học ngay cách trồng củ dền ngay tại phòng bếp nhé -
Biện pháp giải độc cho hoa hồng khi sử dụng nhiều phân bón
Hoa hồng cần được chăm sóc, bón phân với liều lượng đầy đủ, phù hợp thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ... -
Kỹ thuật chăm sóc cây giỏ treo luôn xanh tốt
Cây giỏ treo mang trong mình dáng dấp của sự dịu dàng, nhưng không kém phần cuốn hút. Cây là lựa chọn thích hợp cho những không gian nhỏ, tăng tính thẩm mỹ và giúp con người hòa mình với thiên nhiên. -
Kinh nghiệm giâm chiết hoa hồng
Nếu bạn yêu thích trồng hoa, hãy thử trồng những cành hoa hồng từ những bông hoa đã cắt để bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của những bông hoa đó hằng năm. -
Kỹ thuật trồng nấm rơm đạt năng suất cao
Nấm rơm là loại có sức sống và phát triển tốt nếu gặp môi trường thuận lợi. Nhìn chung, có thể trồng loại nấm này quanh năm.