Giếng trời không phải là một cấu trúc mới trong kiến trúc đặc biệt là kiến trúc hiện đại. Từ các khung cửa kính khô khan, hiện nay giếng trời thường được kết hợp thêm với các tiểu cảnh bên dưới giúp đưa không gian thiên nhiên vào chính ngôi nhà của bạn.
“Giếng trời” là gì?
Giếng trời (cửa sổ mái) là một cấu trúc hoặc cửa sổ đặc biệt cho phép ánh sáng chiếu vào không gian bên trong. Hay nói cách khác, giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng với mái che thường được làm bằng kính trong suốt hoặc mờ, cũng có thể là để trống tạo thành toàn bộ hoặc một phần không gian mái của tòa nhà nhằm mục đích lấy ánh sáng ban ngày và thông gió.
Các thành phần chính của giếng trời
Giếng trời có 3 thành phần chính:
1. Đỉnh giếng: là nơi lấy ánh sáng, lấy gió. Giếng trời có thể có mái hoặc không tùy vào vị trí thiết kế.
2. Thân giếng: kết nối các tầng hay không gian ngôi nhà. Với các tiểu cảnh, phần tường có thể ốp các gạch, đá nhám, tranh tường,…nhằm tăng giá trị thẩm mỹ và hạn chế tiếng vang.
3. Đáy giếng: là tầng ở dưới cùng, nơi bố trí vườn, tiểu cảnh,… hoặc là nơi tiếp khách, phòng ăn. Tiểu cảnh đáy giếng thường được chia thành 2 loại: tiểu cảnh khô với đá, sỏi, cây xanh, hoa kiểng và tiểu cảnh nước với thác nước, hòn non bộ,…
Ưu điểm của giếng trời:
- Lấy ánh sáng tự nhiên: Với những ngôi nhà phố và nhà ống thường có lối thiết kế san sát nhau với ba bên là công trình khác thì thiết kế giếng trời là một giải pháp tối ưu để lấy ánh sáng từ tự nhiên là lan tỏa đến không gian bên trong nhà. Sở hữu một giếng trời trong không gian nhà kín còn giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu sử dụng ánh sáng nhân tạo.
- Thông gió, điều hòa không khí: Các giếng trời không có mái che còn có tác dụng lấy gió tự nhiên, lưu thông và trao đổi không khí giữa môi trường trong và bên ngoài ngôi nhà thường xuyên từ đó giúp không gian trở nên thoáng mát, trong lành và dễ chịu hơn.
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Từ thời Phục Hưng, giếng trời đã mang đến vẻ đẹp cho các tòa nhà từ những khung kính. Ngày nay với sự kết hợp các kiểu sân vườn đa dạng, giếng trời còn mang vẻ đẹp hài hòa từ ánh sáng, đá, nước, cây xanh và nghệ thuật thiết kế sân vườn
- Tăng giá trị phong thủy: Theo quan niệm phong thủy, việc đón nắng, đón gió tự nhiên không chỉ giúp các thành viên trong gia đình dồi dào sức khỏe, thu hút tài lộc mà còn giúp trao đổi, vận chuyển các dòng năng lượng liên tục giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà.
Nhược điểm của giếng trời
- Tiếng vang trong nhà: Như tên gọi, bản chất giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Do đó, các mặt tường trong giếng trời không nên hoàn toàn phẳng mà cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần.
- Thoát nước đối với giếng trời mở: Đối với những giếng trời không có mái che hoặc có bố trí cây xanh thì việc bố trí hệ thống thoát nước ở đáy giếng phải luôn được đảm bảo và hạn chế nước mưa bắn xung quanh.
- Nắng gắt mùa hè: Với khí hậu nhiệt đới thì nắng mùa hè rất gay gắt nhất là vào buổi trưa, nắng chiếu thẳng xuống giếng. Vì vậy nên có thêm các giải pháp che chắn, điều chỉnh để tránh “thừa” ánh sáng sẽ dễ làm hỏng, phai màu các chất liệu nội thất.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Những loại thảo mộc dễ trồng trong sân vườn
Có rất nhiều cây thảo mộc "đa năng", có tác dụng tốt với sức khỏe và cung cấp nhiều loại vitamin... -
Ấn tượng với nghệ thuật Mosaic trong cảnh quan
Mosaic là một loại hình nghệ thuật mang tính trừu tượng cao và đang là xu hướng hiện nay, được nhiều người ưa chuộng. Ngày nay, loại hình nghệ thuật Mosaic được ứng dụng trong những công trình kiến trúc quy mô lớn như chùa, đền thờ, bảo tàng, không gian nội thất nhà ở và trong cảnh quan. -
Các bệnh thường gặp trên cây Lan
Cây Lan cũng khá dễ chăm nếu chúng ta nắm rõ được những đặc điểm sinh lí, sâu bệnh hại thường gặp trên cây Lan để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất -
Những loại cây phù hợp với người mệnh Kim
Người mệnh Kim nên trồng cây gì để gặp nhiều may mắn -
Hướng dẫn cách trồng cây Sen đá tại nhà
Sen đá là một loài cây có vẻ đẹp tự nhiên, dễ trồng, dễ chăm sóc. Bạn có thể trồng trên bàn làm việc, trong phòng khách thậm chí là phòng ngủ của mình. Thời gian gần đây, thú chơi sen đá ngày càng nở rộ và dần hình thành những hội nhóm chơi. -
5 Lưu Ý Trồng Cây Cảnh Theo Phong Thủy Sân Vườn - Phần 1
Việc bài trí cây cảnh hợp phong thủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hướng căn nhà, kiến trúc, vị trí, loại cây, tuổi tác gia chủ, ...